Đặt câu hỏi

Thuế GTGT Khấu trừ

Trần Thị Hà Vy (accounting1@kingstonvn.com) | 16.09.2024

Hiện tại công ty em có 1 khách hàng rơi vào nợ khó đòi, em muốn hỏi là:
1. Khoản nợ đó bên em có được ghi nhận là nợ khó đòi hay không? 
2. Khoản VAT khẩu trừ tương ứng với khoản nợ của khách chưa thanh toán rơi vào khó đòi thì có được khẩu trừ không ?
3. Nếu VAT trên không được khẩu trừ thì có được ghi nhận chi phí không?

Trả lời

Phòng Tuyên truyền Hỗ trợ  -  pttht.cucthuebdi@gmail.com | 16.09.2024 22:45

1. Về điều kiện trích lập dự phòng nợ phải thu khó đòi:
Tại khoản 1 Điều 6 Thông tư 48/2019/TT-BTC ngày 08/08/2019 quy định:

Điều 6. Dự phòng nợ phải thu khó đòi

1. Đối tượng lập dự phòng là các khoản nợ phải thu (bao gồm cả các khoản doanh nghiệp đang cho vay và khoản trái phiếu chưa đăng ký giao dịch trên thị trường chứng khoán mà doanh nghiệp đang sở hữu) đã quá hạn thanh toán và các khoản nợ phải thu chưa đến hạn thanh toán nhưng có khả năng doanh nghiệp không thu hồi được đúng hạn, đồng thời đảm bảo điều kiện sau:

a) Phải có chứng từ gốc chứng minh số tiền đối tượng nợ chưa trả, bao gồm:

- Một trong số các chứng từ gốc sau: Hợp đồng kinh tế, khế ước vay nợ, cam kết nợ;

- Bản thanh lý hợp đồng (nếu có);

- Đối chiếu công nợ; trường hợp không có đối chiếu công nợ thì phải có văn bản đề nghị đối chiếu xác nhận công nợ hoặc văn bản đòi nợ do doanh nghiệp đã gửi (có dấu bưu điện hoặc xác nhận của đơn vị chuyển phát);

- Bảng kê công nợ;

- Các chứng từ khác có liên quan (nếu có).

b) Có đủ căn cứ xác định là khoản nợ phải thu khó đòi:

- Nợ phải thu đã quá thời hạn thanh toán từ 06 tháng trở lên (tính theo thời hạn trả nợ gốc ban đầu theo hợp đồng kinh tế, khế ước vay nợ hoặc các cam kết nợ khác, không tính đến thời gian gia hạn trả nợ giữa các bên), doanh nghiệp đã gửi đối chiếu xác nhận nợ hoặc đôn đốc thanh toán nhưng vẫn chưa thu hồi được nợ.

- Nợ phải thu chưa đến hạn thanh toán nhưng doanh nghiệp thu thập được các bằng chứng xác định đối tượng nợ có khả năng không trả được nợ đúng hạn theo quy định tại điểm c khoản 2 Điều này.

- Riêng đối với các khoản nợ mua của doanh nghiệp mua bán nợ (có đăng ký ngành nghề và hoạt động mua bán nợ theo đúng quy định của pháp luật), thời gian quá hạn được tính kể từ ngày chuyển giao quyền chủ nợ giữa các bên (trên cơ sở biên bản hoặc thông báo bàn giao quyền chủ nợ) hoặc theo cam kết gần nhất (nếu có) giữa doanh nghiệp đối tượng nợ và doanh nghiệp mua bán nợ.

Căn cứ quy định nêu trên, trường hợp khoản nợ phải thu khó đòi của đơn vị đáp ứng các điều kiện tại khoản 1 Điều 6 Thông tư 48/2019/TT-BTC thì được trích lập dự phòng nợ phải thu khó đòi. 

2. Về thuế GTGT đầu vào tương ứng với phần doanh thu khó đòi:
Tại khoản 1, 2, 3 Điều 15 Thông tư hợp nhất số 21/VBHN-BTC ngày 31/12/2021 của Bộ Tài chính quy định 

Điều 15. Điều kiện khấu trừ thuế giá trị gia tăng đầu vào30
1. Có hóa đơn giá trị gia tăng hợp pháp của hàng hóa, dịch vụ mua vào hoặc chứng từ nộp thuế giá trị gia tăng khâu nhập khẩu hoặc chứng từ nộp thuế GTGT thay cho phía nước ngoài theo hướng dẫn của Bộ Tài chính áp dụng đối với các tổ chức nước ngoài không có tư cách pháp nhân Việt Nam và cá nhân nước ngoài kinh doanh hoặc có thu nhập phát sinh tại Việt Nam.
2. Có chứng từ thanh toán không dùng tiền mặt đối với hàng hóa, dịch vụ mua vào (bao gồm cả hàng hóa nhập khẩu) từ hai mươi triệu đồng trở lên, trừ các trường hợp giá trị hàng hóa, dịch vụ nhập khẩu từng lần có giá trị dưới hai mươi triệu đồng, hàng hóa, dịch vụ mua vào từng lần theo hóa đơn dưới hai mươi triệu đồng theo giá đã có thuế GTGT và trường hợp cơ sở kinh doanh nhập khẩu hàng hóa là quà biếu, quà tặng của tổ chức, cá nhân ở nước ngoài.
Chứng từ thanh toán không dùng tiền mặt gồm chứng từ thanh toán qua ngân hàng và chứng từ thanh toán không dùng tiền mặt khác hướng dẫn tại khoản 3 và khoản 4 Điều này.
3. Chứng từ thanh toán qua ngân hàng được hiểu là có chứng từ chứng minh việc chuyển tiền từ tài khoản của bên mua sang tài khoản của bên bán mở tại các tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán theo các hình thức thanh toán phù hợp với quy định của pháp luật hiện hành như séc, ủy nhiệm chi hoặc lệnh chi, ủy nhiệm thu, nhờ thu, thẻ ngân hàng, thẻ tín dụng, sim điện thoại (ví điện tử) và các hình thức thanh toán khác theo quy định (bao gồm cả trường hợp bên mua thanh toán từ tài khoản của bên mua sang tài khoản bên bán mang tên chủ doanh nghiệp tư nhân hoặc bên mua thanh toán từ tài khoản của bên mua mang tên chủ doanh nghiệp tư nhân sang tài khoản bên bán).

Căn cứ quy định nêu trên, trường hợp nếu thuế GTGT đầu vào tương ứng với phần doanh thu nợ khó đòi đáp ứng các điều kiện khấu trừ thuế GTGT đầu vào tại các khoản 1, 2, 3 Điều 15 Thông tư hợp nhất số 21/VBHN-BTC thì được khấu trừ thuế GTGT đầu vào. 


Thông tin tư vấn khác
Thống kê truy cập
  • Đang truy cập32
  • Hôm nay4,368
  • Tháng hiện tại22,764
  • Tổng lượt truy cập1,527,181
Thăm dò ý kiến

Bạn có hài lòng với các dịch vụ công của ngành Thuế Bình Định?

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây